Fed phải nhận hàng loạt ‘cú đánh úp’, hé lộ dữ liệu ‘khó hiểu’ của thị trường trước thềm cuộc họp tháng 6
Các tín hiệu “hỗn loạn” của nền kinh tế Mỹ
Nhiều nhà phân tích đã dự đoán rằng với 10 lần tăng lãi suất liên tiếp trong 15 tháng để kiểm soát lạm phát, nền kinh tế Mỹ sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số phân tích khác lại không cho là như vậy.
Hiện tại, tốc độ tuyển dụng tăng nhanh. Giá nhà có tín hiệu khởi sắc sau nhiều tháng giảm. Chi tiêu của người tiêu dùng cũng tăng nhiều hơn dự kiến. Tuy nhiên, sự phục hồi này có thể vừa là tin tốt vừa là tin xấu.
Sự “dẻo dai” của nền kinh tế có thể giúp Mỹ tránh khỏi kịch bản suy thoái dù Fed phải tác động để làm chậm quá trình tăng giá, từ đó kiểm soát lạm phát.
Nhưng nếu trong bối cảnh nhu cầu tăng, các công ty vẫn tiếp tục tăng giá mà không làm mất khách hàng thì có thể khiến lạm phát nóng lên – buộc người tiêu dùng phải trả nhiều tiền hơn cho khách sạn, thực phẩm hay dịch vụ chăm sóc trẻ em. Đồng thời buộc Fed phải làm nhiều hơn nữa để hạ nhiệt.
Các nhà hoạch định chính sách có thể cần thời gian để tìm ra kịch bản nào có nhiều khả năng xảy ra hơn. Điều này giúp họ có thể tránh việc phản ứng thái quá và gây ra thiệt hại kinh tế không cần thiết hoặc phản ứng chậm chạp và để việc lạm phát tăng cao “dai dẳng”.
Do đó, một số nhà đầu tư đã đặt cược rằng các quan chức Fed sẽ bỏ qua việc tăng lãi suất tại cuộc họp vào ngày 13-14/6 tới trước khi nâng chúng một lần nữa vào tháng 7.
Họ có thể sẽ thực hiện chính sách một cách thận trọng, đồng thời nhấn mạnh rằng tạm dừng không có nghĩa là bỏ cuộc và họ vẫn quyết tâm phải kiểm soát giá cả.
Nhưng chiều hướng đó đang ngày càng bị lung lay. Trong tuần này, thị trường đã nghiêng phần lớn về phía khả năng Fed vẫn có thể tăng lãi suất tại cuộc họp tháng này.
Tóm lại, các tín hiệu “hỗn loạn” của nền kinh tế sẽ càng khiến các cuộc thảo luận chính sách của Fed trở nên khó khăn trong những tháng tới.
Lãi suất sẽ thế nào?
Sau khi điều chỉnh chính sách một cách mạnh mẽ trong 15 tháng qua, các quan chức chủ chốt bao gồm chủ tịch Fed Jerome H. Powell và Philip Jefferson – người được Tổng thống Joe Biden chọn làm phó chủ tịch tiếp theo của Fed đã ám chỉ rằng các ngân hàng trung ương có thể sẽ tạm dừng tăng lãi suất để có thời gian đánh giá mức độ tác động đến nền kinh tế ra sao.
Nhưng đó vẫn là một quá trình phức tạp. Ngay cả ở một số lĩnh vực – thường chậm lại khi Fed tăng lãi suất – cũng đang thể hiện khả năng “chống chọi” mạnh mẽ một cách đáng ngạc nhiên.
Matthew Luzzetti, nhà kinh tế trưởng tại Deutsche Bank cho biết: “Đó là một bức tranh rất phức tạp, tùy thuộc vào điểm dữ liệu mà bạn đang xem xét”. Ông cũng lưu ý rằng các số liệu tăng trưởng tổng thể như GDP đã chậm lại nhưng các con số quan trọng khác lại tăng lên.
Thị trường nhà ở cũng “đánh úp” nền kinh tế