Bởi lẽ, thông thường, các tài sản rủi ro sẽ hoạt động tốt hơn khi chính sách tiền tệ nới lỏng. Mới đây, chiến lược gia Marko Kolanovic của JPMorgan Chase cho biết đà tăng giá của tiền ảo Bitcoin – kết hợp cùng mức cao kỷ lục của thị trường chứng khoán Mỹ – cho thấy các tài sản rủi ro đã bắt đầu phát đi tín hiệu đáng ngại.
Những tín hiệu đó có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải trì hoãn kế hoạch hạ lãi suất, bởi động thái này có thể gây ra một đợt lạm phát khác. Thông thường, các tài sản rủi ro sẽ hoạt động tốt hơn khi chính sách tiền tệ nới lỏng.
Ông Kolanovic nhận định: “Điều này có thể khiến Fed phải giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn, bởi việc cắt giảm lãi suất sớm có nguy cơ thúc đẩy giá tài sản tăng cao hơn hoặc kích thích lạm phát”.
Thị trường tài chính hiện kỳ vọng Fed sẽ hạ chi phí đi vay ít nhất ba lần trong năm 2024, với đợt giảm đầu tiên vào tháng 6, theo dữ liệu của CME Group.
Từ tháng 10 năm ngoái đến nay, giá cổ phiếu phục hồi mạnh mẽ chủ yếu là do nhà đầu tư nhận định lạm phát đã hạ nhiệt và Fed sẽ sớm giảm lãi suất. Theo đó, việc trì hoãn cắt giảm lãi suất hơn nữa có thể tạo ra trở ngại cho thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, theo vị chiến lược gia, nếu “xu hướng thiểu phát vẫn đang diễn ra thì sao Fed phải vội”. Đồng thời, ông vẫn tiếp tục nghiêng về xu hướng giảm giá đối với cổ phiếu, cho rằng thị trường hiện đang được định giá ở mức hoàn hảo và có rất ít dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang phòng ngừa rủi ro.
“Khối lượng giao dịch đang ở gần mức thấp nhất trong nhiều năm, khiến chúng tôi lo lắng vì cổ phiếu hiện đang khá đắt (so với trái phiếu và tiền mặt), chỉ tập trung vào các công ty siêu vốn hoá, quá phụ thuộc vào câu chuyện AI và nhà đầu tư dường như không lo ngại rủi ro”, ông nói.
Vị chuyên gia của JPMorgan cũng đưa ra dự đoán chỉ số S&P 500 sẽ giảm 18% so với mức hiện tại vào cuối năm nay.
Nguồn: investing.com