Một mùa kinh doanh vững chắc, dữ liệu lạm phát hạ nhiệt và nền kinh tế tăng trưởng ổn định đã tạo động lực cho thị trường hồi phục. S&P 500Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh sau khi thông tin mới công bố cho thấy lạm phát thấp hơn so với báo cáo ban đầu. Chỉ số S&P 500 chốt phiên 9/2 ở trên mức 5.000 điểm nhờ thông tin về lợi nhuận doanh nghiệp tích cực cũng như vĩ mô diễn biến đúng theo kỳ vọng.
Theo CNBC, chỉ số S&P 500 đã tăng 0,57% để kết thúc phiên giao dịch ở mốc 5.026,61 điểm, đánh dấu lần thứ 10 chỉ số này lên mức kỷ lục mới trong năm 2024.
Ngoài S&P 500, Nasdaq Composite cũng có diễn biến thuận lợi khi tăng 1,25% lên 15.990,66 điểm. Riêng chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,14%, lùi xuống 38.671,69 điểm.
Trong tuần vừa qua, chỉ số S&P 500 tăng 1,4%; chỉ số Nasdaq tăng 2,3%, chỉ số Dow Jones không có nhiều thay đổi. Cả ba chỉ số chính trên sàn chứng khoán Mỹ ghi nhận tuần tăng điểm thứ 5 liên tiếp.
Dana D’Auria, đồng Giám đốc đầu tư của Envestnet, cho biết: “Cuối cùng, chúng ta vẫn nhận được nhiều tín hiệu kinh tế tích cực và thị trường đang phản ứng với điều đó. Câu chuyện này càng kéo dài thì thị trường càng có nhiều khả năng cho chúng ta thấy một cú hạ cánh ở đây”.
Một mùa kinh doanh vững chắc, dữ liệu lạm phát hạ nhiệt và nền kinh tế tăng trưởng ổn định đã tạo động lực cho thị trường hồi phục vào năm 2024.
Việc mức tăng chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2023 được điều chỉnh giảm cũng giúp hỗ trợ quan trọng cho tâm lý thị trường. Theo công bố mới nhất, mức tăng của lạm phát tháng 12/2023 là 0,2%, thấp hơn so với mức tăng 0,3% theo công bố ban đầu.
Số liệu lạm phát lõi, tức là không tính giá thực phẩm và năng lượng, không thay đổi so với lần công bố đầu tiên. Số liệu CPI Mỹ tháng 1/2024 sẽ được công bố vào tuần tới.
Kết quả kinh doanh cho đến nay vẫn được chứng minh là cao hơn dự kiến. Theo LSEG, khoảng 81% trong số 332 công ty niêm yết trên S&P đã công bố báo cáo ghi nhận kết quả kinh doanh cao hơn kỳ vọng của nhà phân tích. Tỷ lệ này từ năm 1994 đến nay thường chỉ ở mức khoảng 67%.
Giám đốc bộ phận phân tích kỹ thuật tại quỹ LPL Financial, ông Adam Turnquist, nhận định: Việc đóng cửa trên mốc 5.000 điểm chắc chắn sẽ được đưa tin rầm rộ và làm gia tăng cảm giác “sợ bị lỡ cơ hội (FOMO)”. Ngoài việc mang đến cú huých về tâm lý, việc chỉ số chính của thị trường đóng cửa trên mức 5.000 điểm thường mang đến vùng kháng cự hoặc hỗ trợ mới cho thị trường.
Nguồn: investing.com