Chính sách xoay trục của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang khiến đồng USD suy giảm và có thể tiếp tục giảm mạnh hơn nữa vào năm 2024.
Sau khi tăng vọt lên mức cao nhất trong hai thập kỷ nhờ đợt tăng lãi suất của Fed vào năm 2022, đồng đô la có mức biến động thấp trong năm nay nhờ vào tăng trưởng của kinh tế Mỹ và cam kết của ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục tăng chi phí vay.
Tuy nhiên, cuộc họp của Fed tuần trước đánh dấu một sự thay đổi bất ngờ. Chủ tịch Jerome Powell cho biết đợt thắt chặt chính sách tiền tệ lịch sử đưa lãi suất lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ có thể sẽ kết thúc nhờ lạm phát hạ nhiệt. Các nhà hoạch định chính sách của Fed dự kiến mức cắt giảm 75 điểm cơ bản vào năm tới.
Tỷ giá giảm thường được coi là một trở ngại đối với đồng đô la, khiến tài sản bằng đồng bạc xanh trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Mặc dù các chiến lược gia đã dự đoán đồng đô la sẽ suy yếu trong năm tới, tốc độ cắt giảm lãi suất nhanh hơn có thể đẩy nhanh sự suy giảm của đồng tiền này.
Kit Juckes, chiến lược gia trưởng FX tại Societe Generale, cho biết, việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed, cùng với các chính sách thúc đẩy tăng trưởng của Mỹ sau đại dịch, đã “thúc đẩy ý niệm về chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ và tạo ra một phục hồi mạnh mẽ nhất cho đồng đô la kể từ những năm 1980”. Việc Fed quyết định nới lỏng chính sách, “một số thành tích này sẽ bị đảo ngược”, ông nói.
Đồng đô la đang trên đà giảm 1% trong năm nay so với nhiều đồng tiền khác.